12/05/2016 | 610 |
0 Đánh giá
Chính phủ đặc biệt quan tâm đến chính sách an cư cho người nghèo, người thu nhập thấp nên đã thông qua gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Nhưng gói tín dụng này lại bị ách tắc vì vướng... công chứng.

Chính phủ đặc biệt quan tâm đến chính sách an cư cho người nghèo, người thu nhập thấp nên đã thông qua gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Nhưng gói tín dụng này lại bị ách tắc vì vướng... công chứng.

Gói vay hỗ trợ mua nhà ở dành cho người có thu nhập thấp, được thực hiện kéo dài trong 3 năm (từ 1/6/2013 đến 1/6/2016). Trong đó có sự tham gia của nhiều ngân hàng. Đó là các ngân hàng Agribank, BIDV,Vietcombank,Vietinbank, MHD, Eximbank, OCB, SCB, SEAbank, VPbank, TPBank, PVcombank và BaoVietBank.

vuong-cong-chung-goi-30-000-ty-bi-tac-1456199800

Gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng bị ách tắc vì vướng... công chứng.

Điều kiện cần để được xét duyệt hỗ trợ vay gói 30000 tỷ thì chủ đầu tư dự án phải được ngân hàng thẩm định kĩ về năng lực tài chính, xây dựng trước khi quyết định ký kết hợp đồng tín dụng liên kết. Điều kiện đủ là diện tích căn hộ phải nhỏ hơn 70m2 và đơn giá phải dưới 15 triệu/m2 hoặc tổng giá trị ghi trên hợp đồng đã bao gồm VAT không vượt quá 1.05 tỷ.

Hiện nay, TPHCM có nhiều dự án dành cho gói 30000 tỷ đồng. Đó là căn hộ Sunview Town Thủ Đức, căn hộ Citi Home Quận 2, căn hộ Full House Bình Tân, căn hộ I Home Gò Vấp, căn hộ La Astoria, căn hộ Topaz City, căn hộ 4S Linh Đông, căn hộ First Home Quận 9, căn hộ Cara Riverview.

Theo Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA), thời điểm cuối năm 2015, nhiều cơ quan công chứng (thuộc Bộ Tư pháp), cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường) từ chối công chứng, hoặc đăng ký thế chấp các hợp đồng giao dịch thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai với lý do chưa có hướng dẫn của Bộ chủ quản.

Do vậy, các ngân hàng thương mại không thể thực hiện được các hoạt động nhận thế chấp và cấp tín dụng, trong đó có gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Điều này đã gây ách tắc cho thị trường (do số lượng sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai đang chiếm tỷ lệ cao trong giao dịch), gây khó khăn cho các chủ đầu tư cần thế chấp dự án và người thu nhập thấp cần vay vốn để mua nhà.

Trước thực trạng này, ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 410/NHNN-PC ngày 25/01/2016 gửi Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên Môi trường; Văn bản số 411/NHNN-PC ngày 25/01/2016 gửi Bộ Xây dựng đề nghị phối hợp giải quyết các vướng mắc nêu trên. Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị Bộ Tư pháp có văn bản chỉ đạo các phòng công chứng, văn phòng công chứng thực hiện công chứng đối với hồ sơ thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, hồ sơ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo đúng các quy định pháp luật về công chứng.

Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên Môi trường cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để đảm bảo cơ sở pháp lý cho các tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014.

Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định có liên quan Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 theo hướng cho phép thế chấp nhà ở có sẵn nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Nhưng theo Chủ tịch HoREA – Lê Hoàng Châu thì trường hợp nhà ở có sẵn mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì không có cơ sở pháp lý để thực hiện thế chấp nhà ở, nếu cho phép thế chấp thì có thể dẫn đến một nhà ở thế chấp nhiều nơi.

Nhiều chủ dự án nhận định, gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng rất có ý nghĩa với thị trường bất động sản, trong đó có cả chủ đầu tư và khách hàng nhưng tiến độ thực hiện có phần chậm chạp. Vì vậy, gói tín dụng này sẽ khó về đích, cùng lắm thì chỉ đạt trên 60% mà thôi.

Song Linh


(*) Xem thêm:

Bình luận