26/09/2019 | 585 |
0 Đánh giá
Luật Cư trú quy định: Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú,cấp sổ hộ khẩu cho họ (điều 18).

Luật Cư trú quy định: Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú,cấp sổ hộ khẩu cho họ (điều 18).

Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân (điều 24).

so-ho-khau_3112111255

Điều 29 quy định:

- Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ.

- Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

- Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào quyết định thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đính chính trong sổ hộ khẩu.

- Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.

- Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu.

- Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.

Như vậy, căn cứ các quy định của pháp luật đã nêu ở trên, sổ hộ khẩu là cơ sở pháp lý xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân.

Công dân cần có sổ hộ khẩu khi họ làm các thủ tục hành chính liên quan đến các giao dịchhành chính hoặc dân sự mà trình tự, thủ tục hành chính để hoàn chỉnh hồ sơ giao dịch, theo quy định của pháp luật họ phải xuất trình sổ hộ khẩu để chứng minh nơi cư trú hợp pháp.

Từ ngày 30/10/2017 trở về trước, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể sổ hộ khẩu được sử dụng vào những việc gì và không sử dụng vào những việc gì.

Tuy nhiên, căn cứ vào quy định của Luật Cư trú, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Công chứng và các quy định của pháp luật có liên quan, theo tôi có thể xác định Sổ hộ khẩu được dùng vào những việc sau:

- Làm công cụ để nhà nước quản lý nơi cư trú , sinh sống của công dân.

- Làm các thủ tục hành chính liên quan đến việc: xác nhận, điều chỉnh, bổ sung, thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu trong sổ hộ khẩu.

- Làm các thủ tục hành chính liên quan đến các giao dịch hành chính, dân sự: mua bán, chuyển nhượng nhà đất; đăng ký kết hôn; làm hộ chiếu; mua bán sang nhượng tài sản khác; khai sinh; khai tử; ủy quyền; thừa kế mà theo quy định của pháp luật các văn bản giao dịch này phải công chứng, chứng thực.


Luật sư Nguyễn Văn Thịnh
Văn phòng Luật sư Số 5 Hà Nội

Nguồn : http://congchungcholon.vn


(*) Xem thêm:

Bình luận