26/07/2017 | 631 |
0 Đánh giá
Trường hợp bất khả kháng khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Quy định pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế. Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Trường hợp bất khả kháng khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Quy định pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế. Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Nguyên tắc cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung là dựa trên tinh thần tự nguyện, sự thỏa thận của các bên, do đó khi các bên trong quan hệ mua bán đã chấp nhận những điều khoản trên hợp đồng thì cũng là việc tự xác nhận sự ràng buộc với hợp đồng đó. Nếu có hành vi vi phạm hợp đồng của một hoặc cả hai bên thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vi phạm của mình, cách xử lý vi phạm sẽ do hợp đồng quy định hoặc theo quy định của pháp luật (nếu không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng). Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng thực hiện theo nguyên tắc này, nhưng do sự đặc biệt về mặt chủ thể mang những quốc tịch khác nhau thì việc mua bán hàng hóa cũng diễn ra khác so với việc mua bán trong nội địa, việc lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ trong hợp đồng sẽ do hai bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì sẽ xác định theo nhiều cách tùy theo quy định của từng nước (Pháp luật Việt Nam xác định là nơi mà có sự gắn bó nhất với việc thực hiện hợp đồng). Trở lại với hành vi vi phạm hợp đồng, thì có thể do hai nguyên nhân: khách quan và chủ quan; đối với nguyên nhân chủ quan là xuất phát từ ý chí của một trong hai bên, thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng và sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó, đối với nguyên nhân khách quan là do các yếu tố bên ngoài (không phụ thuộc vào ý chí của một trong hai bên) tác động vào khiến cho một bên hoặc cả hai bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình trong hợp đồng đó. Trường hợp không thực hiện được nghĩa vụ do nguyên nhân khách quan được ghi nhận là trường hợp "bất khả kháng" và khi rơi vào trường hợp này, bên vi phạm sẽ được miễn giảm trách nhiệm. Trong mua bán hàng hóa quốc tế thì "bất khả kháng" là một tập quán quốc tế và tập quán này đã được Phòng Thương mại Quốc tế ICC ghi nhận và soạn thảo thành một tài liệu hướng dẫn các bên có nhu cầu mua bán hàng hóa soạn thảo hợp đồng, tài liệu không có giá trị bắt buộc nhưng mang giá trị tham khảo và tính thực tiễn lớn, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu nói chung trong quan hệ quốc tế này.

Theo hướng dẫn của tài liệu số 421 Phòng Thương mại Quốc tế ICC soạn thảo thì trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ghi nhận gồm 3 nội dung chính như sau:

Thứ nhất, về lý do miễn giảm trách nhiệm. Một bên đương sự sẽ không chịu trách nhiệm về việc không thực bất bất cứ một nghĩa vụ nào trong hợp đồng khi chứng minh được rằng: Việc họ không thể thực hiện được là do một khó khăn trở ngại xảy ra mà nằm ngoài sự kiểm soát của mình (ví dụ: công ty đóng tàu A (nước E) ký hợp đồng bán cho công ty B (nước F) 5 chiếc tàu trọng tải 200 tấn, nhưng do công ty A xảy ra cuộc đình công bất ngờ nên dẫn tới việc chậm giao hàng cho công ty B); Đồng thời họ không thể dự liệu được từ trước trở ngại và tác động của trở ngại này và tác động của nó đối với khả năng thực hiện hợp đồng một cách hợp lý vào lúc ký kết; họ đã không thể né tránh hoặc khắc phụ nó hay ít nhất là tác động của nó một cách hợp lý.

Trở ngại mà nằm ngoài sự kiểm soát có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như sau: chiến tranh (dù có tuyên bố hoặc không), nội chiến, nổi loạn, cách mạng, có hành động cướp bóc hoặc phá hoại; Thiên tai như: bão, lũ lụt, động đất, sóng thần...; cháy, nổ, hủy diệt máy móc hay bất cứ loại thiết bị nào khác; Mọi hình thức tẩy chay, đình công, chiếm giữu nhà xưởng...; hành động hợp pháp hay phi pháp của nhà cầm quyền...

Khi rơi vào các trường hợp kể trên thì bên vi phạm sẽ được miễn giảm trách nhiệm của mình, nhưng vẫn có một số ngoại lệ mà khi rơi vào thì bên vi phạm vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm: thiếu giấy phép, chứng chỉ, thiếu giấy nhập cư hay cư trú hoặc thiếu các chấp thuận cần thiết khác của cơ quan có thẩm quyền cho việc thực hiện hợp đồng. Vì đây là điều kiện riêng của một bên trong việc thực hiện hợp đồng mua bán nên nếu có thiếu sót mà ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng nên vẫn phải chịu trách nhiệm.

Thứ hai, về trách nhiệm thông báo. Sau khi một bên biết được về trở ngại và tác động của nó đối với việc thực hiện hợp đồng thì bên đương sự phải có trách nhiệm thông báo ngay cho bên đương sự kia, về thời hạn thì không có một thời hạn cố định được đặt ra mà sẽ do tình hình thực tế, xem xét thời hạn hợp lý mà bên đương sự có thể thông báo. Lý do miễn trách nhiệm sẽ phát sinh hiệu lực từ thời điểm xảy ra trở ngoại hoặc nếu giấy báo không được gửi đi kịp thời thì sẽ tính từ thời điểm thông báo. Theo quy định tại khoản 4 Điều 79 Công ước Viên 1980 thì nếu bên có trở ngại mà không thực hiện được nghĩa vụ thì trong một thời hạn hợp lý, bên đó phải có trách nhiệm thông báo cho bên còn lại biết về trờ ngại này, nếu không thông báo thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do bên kia không nhận được thông báo, mà đáng ra nếu nhận được thì bên có thiệt hại đã tránh hoặc giảm thiểu được tác động đó.

Thứ ba, hệ quả pháp lý của việc miễn trách nhiệm. Khi rơi vào các trường hợp "bất khả kháng" của tài liệu này thì bên không thực hiện hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm về những khoán tiền phạt, bồi thường thiệt hại và những trừng phạt khác được quy định trong hợp đồng trừ trách nhiệm trả lãi nợ kéo dài và theo mức độ mà lý do miễn trách nhiệm sẽ được tính có tương ứng để miễn trách nhiệm với toàn bộ hoặc một phần thiệt hại. Và trong thời hạn thực hiện hợp đồng, một bên đương sự không thể thực hiện được đúng nghĩa vụ của mình theo thời hạn đó do trở ngại xảy ra thì trong khoảng thời gian hợp lý kéo dài việc thực hiện nghĩa vụ đó thì bên còn lại sẽ không được phép đình chỉ hay hủy hợp đồng với lý do bên kia vi phạm về thời hạn thực hiện...Ngoài ra sẽ phát sịnh những hệ quả khác tùy vào hoàn cảnh thực tế cũng như nếu các bên có thỏa thuận trước về vấn đề này.


(*) Xem thêm:

Bình luận