Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
Mua bán đất thổ cư – những điều cần lưu ý
27/06/2016
Khi mua đất nhất định phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ). Vì đây là vấn đề vô cùng quan trọng, quyết định đến tính pháp lý của thửa đất. Điều này sẽ hạn chế được những tranh chấp dân sự khi mua bán, hạn chế những phát sinh nếu thửa đất thuộc diện thu hồi, nằm trong quy hoạch (sau này).
Đã có không ít trường hợp “tiền mất- tật mang” khi mua đất thổ cư do không tìm hiểu kỹ thông tin về thửa đất.
Để tránh rủi ro, người mua đất thổ cư nhất thiết phải lưu ý những điều sau.
Phải có “sổ đỏ”
Khi mua đất nhất định phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ). Vì đây là vấn đề vô cùng quan trọng, quyết định đến tính pháp lý của thửa đất. Điều này sẽ hạn chế được những tranh chấp dân sự khi mua bán, hạn chế những phát sinh nếu thửa đất thuộc diện thu hồi, nằm trong quy hoạch (sau này).
Khi mua bán, chuyển nhượng thửa đất- người mua nhất thiết phải xem các nội dung trong sổ đỏ. Lưu ý diện tích thửa đất cần mua phải khớp với diện tích có trong sổ đỏ. Bởi không ít trường hợp, người bán chỉ bán một phần diện tích thửa đất, nhưng chưa làm thủ tục tách thửa. Nếu không cẩn thận sẽ bị lừa với lý do đặt tiền chờ tách thửa, tách thửa sau mua bán, làm giấy mua bán viết tay…
Ví dụ: Ông A có thửa đất 75m2, ông muốn bán 35m2, khi đó, người mua muốn mua phần 35m2 này phải yêu cầu ông A làm hủ tục tách thửa, khi đó mới tiến hành giao dịch.
Nắm các thông tin thửa đất
Trước khi mua, người mua cần chú ý các vấn đề về pháp lý. Cụ thể, người mua phải kiểm tra xem mảnh đất cần mua có nằm trong diện quy hoạch, giải tỏa của khu vực hay không. Người mua cũng nên kiểm tra hồ sơ địa chính cấp xã (phường, thị trấn), huyện (thị, thành phố) hoặc Sở Tài Nguyên và Môi trường xem khu vực đó có dự án nào không.
Thực tế, hiện có nhiều diện tích nhà đất bị cơi nới, thay đổi hiện trạng, song diện tích đó lại nằm trong diện tích của các công trình như hệ thống nước thải, ngõ đi chung… Nếu không xem xét kỹ trước khi mua người mua sẽ chịu nhiều rắc rối.
Đặc biệt, người mua nên xem ngõ đi chung vào diện tích nhà đất muốn mua có tồn tại tranh chấp hay không trước khi quyết định ký vào giấy tờ mua bán, chuyển nhượng để tránh gặp phải những rắc rối sau này.
Nói không với “mua bán viết tay”
Đây cũng là điều những người mua đất bắt buộc phải nhớ khi thực hiện các hoạt động giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất đai.
Khi mua, nhận chuyển nhượng đất đai, bắt buộc phải giao dịch thông qua, có xác nhận (ký tên, đóng dấu) các Công chứng viên (thuộc các Văn phòng công chứng).
Hợp đồng mua đất phải có chữ ký của tất cả những người có liên quan
Khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải có chữ ký của tất cả những người có liên quan. Muốn biết những người liên quan phải nghiên cứu hồ sơ. Lịch sử thửa đất. Nếu tài thửa đất là tài sản chung của hộ gia đình, khi bán, bao gồm các thành viên trong gia đình: cả chồng và vợ (bên bán), bố mẹ, con cái, anh chị em trong gia đình (xem trong sổ Hộ khẩu gia đình) nhằm tránh tranh chấp về tài sản sau đó. Còn nếu nhà đất là tài sản thừa kế, trước khi làm hợp đồng đặt cọc, các thành viên được thừa kế phải cùng ký vào biên bản đồng ý bán đất. Có như vậy bạn mới chắc chắn và không sợ tranh chấp giằng co.
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường