Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
Nguy cơ mất đất, mất nhà vì… tin lời cha vợ
27/06/2016
Tin tức mới cập nhật, nghe cha vợ nói lãi suất chỉ bằng ngân hàng, nhưng vay được nhiều hơn, con rể tin lời đứng ra ký hồ sơ vay tiền giúp cha vợ. Hiếu tử này đang có nguy cơ mất đất, mất nhà…
Tin tức mới cập nhật, nghe cha vợ nói lãi suất chỉ bằng ngân hàng, nhưng vay được nhiều hơn, con rể tin lời đứng ra ký hồ sơ vay tiền giúp cha vợ. Hiếu tử này đang có nguy cơ mất đất, mất nhà…
Hình ảnh người dân căn băng rôn diễu hành, yêu cầu khởi tố một “trùm” tín dụng đen diễn ra vào cuối năm 2015.
Bút sa… ôm nợ
Tin nhanh, khi tiếp xúc với PV báo Người Đưa tin, anh Thạch Hồng Oai (SN 1975, ngụ ấp Phấn Thạnh, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, Cà Mau) bức xúc cho rằng, anh chỉ ký sẵn hồ sơ gửi cho cha vợ giữ hộ. Không ngờ, sự cả tin này đã khiến gia đình anh “ôm nợ”, đứng trước nguy cơ mất đất, mất nhà…
Theo hồ sơ cũng như lời trình bày của anh Oai cho thấy, vào ngày 28/11/2014, cha vợ anh là ông Phan Hữu Hạnh dẫn người cháu tên Nguyễn Thanh Hải, đến nhà anh hỏi mượn giấy chủ quyền nhà đất để “thế chấp” cho ông Hải vay tiền. Lúc này, gia đình anh đang định làm thủ tục vay ngân hàng để vay tiền xoay sở do anh vừa bị tai nạn giao thông.
Anh Thạch Hồng Oai đang đứng trước nguy cơ mất đất, mất nhà vì… tin lời cha vợ.
Thấy vậy, ông Hạnh nói với anh rằng: “Ngân hàng cho vay ít lắm, còn ông Hải cho vay nhiều hơn, thời gian nhanh mà lãi suất cũng bằng với ngân hàng thôi…”. Theo đó, cha vợ đã động viên anh cho mượn giấy tờ nhà đất vay tiền của ông Hải và hứa sẽ chia cho anh một phần để xoay sở khó khăn… “Lúc đó, tôi nói nếu lãi suất bằng lãi suất ngân hàng thì tôi đồng ý và phải giao tiền cho tôi. Sau đó tôi chia lại cho cha vợ vài chục triệu để trả nợ và các bên đều đồng ý, cùng nhau đến phòng công chứng tại phường 7 để làm hợp đồng”, anh Oai kể lại sự việc.
Tuy nhiên, khi đến phòng công chứng anh Oai thấy trong hợp đồng không để lãi suất và không ghi thời gian đóng lãi nên anh không chịu ký mà buộc phải ghi đầy đủ thông tin trong hợp đồng. Lúc này, công chứng viên “chấn an” rằng hợp đồng chỉ làm theo mẫu thống nhất chung cả nước, còn phần lãi suất và thời gian đóng lãi bao lâu trả lãi thì khi nào nhận tiền sẽ ghi cụ thể, anh mới chịu ký.
Cũng theo trình bày của anh Oai, khi ký xong, Hải bảo anh và ông Hạnh ngồi đó chờ Hải đến ngân hàng rút tiền về giao cho anh đầy đủ theo hợp đồng… Tuy nhiên, do cơ quan anh có việc gấp (anh Oai công tác tại Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau – PV) nên anh đưa cho ông Hạnh giữ hộ và nói: “Khi Hải đến cha điện thoại cho con chạy lại nhận tiền, nói rõ lãi suất, thời gian trả lãi con mới chịu…”.
Đến 16h30 cùng ngày, khi lo xong công việc ở cơ quan, nhưng vẫn không thấy ai gọi điện nên anh chủ động chạy lại phòng công chứng thì gặp ông Hải từ phòng công chứng đi ra. “Chưa kịp nói gì thì ông Hải lên xe chạy đi, còn tôi thì đi thẳng vào phòng công chứng cũng không thấy cha vợ tôi đâu. Trong lúc tôi đang cố tìm cha vợ thì Hải gọi điện cho tôi và nói “hồ sơ giấy tờ của em, anh bỏ lại tại phòng công chứng”. Theo đó, anh Oai đến tìm hồ sơ thì thấy chỉ còn 1 bản hợp đồng, hộ khẩu và giấy chứng minh thư; mất 1 bảng hợp đồng vay tiền mà anh Oai đã ký và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bấy giờ, anh Oai mới điện thoại cho cha vợ hỏi ai lấy giấy tờ đất của anh thì ông Hạnh nói “cha theo Hải qua ngân hàng rút tiền và thỏa thuận nhau được lãi xuất rồi, còn phần giấy tờ của con cha không biết, con điện hỏi Hải xem ai lấy…”.
Vừa cúp máy, anh liền gọi cho Hải thì ông Hải nói “giấy tờ của em, anh tạm giữ, em đừng sợ mất. Đợi cha vợ em trả tiền đủ thì anh sẽ trả lại giấy tờ đất”. Lúc này anh mới ngã ngửa là mình đã bị lừa. Tuy nhiên, do nể tình cha vợ nên anh đã không “thưa kiện” vì cho rằng khi ông Hạnh trả tiền đầy đủ cho Hải thì anh sẽ nhận lại được giấy tờ đất…
Mới đây, anh Oai như “chết đứng” vì nhận được thông tin từ TAND huyện Cái Nước với nội dung Hải đã kiện anh ra tòa đòi số tiền 500 triệu đồng (vốn) và tiền lãi mà anh thiếu Hải, nếu không, ông chủ nợ sẽ hóa giá nhà và đất của anh…
“Tóm họ là an toàn”
Cũng theo hồ sơ vụ việc, sau khi Hải khởi kiện, ông Phan Hữu Hạnh (cha vợ anh Oai) đã có tường trình vụ việc, gửi đơn xin nhận nợ và hứa sẽ trả toàn bộ tiền góc và lãi cho Hải nhưng ông chủ nợ không đồng ý với lý do người đứng tên vay và chủ tài sản là anh Oai chứ không phải ông Hạnh…
Anh Oai lo lắng, không biết căn nhà này gia đình anh còn ở được bao lâu.
Trao đổi trực tiếp với chúng tôi, ông Hạnh trình bày, do trước đó ông có nợ Hải tiền gốc (vốn) 150 triệu đồng và lãi 70 triệu đồng nên khi ông qua ngân hàng nhận tiền Hải chỉ đưa cho 280 triệu đồng vì đã trừ nợ cũ 120 triệu đồng. Sau khi vay tiền, ông trực tiếp đóng lãi hàng tháng cho Hải là 28,8%/năm (gấp 3-4 lần ngân hàng). Gần đây, do hoàn cảnh khó khăn nên ông không kịp đóng lãi dẫn đến Hải khởi kiện ra tòa đòi hóa giá tài sản của Oai. “Tại các buổi hòa tại tòa cũng như những lần thỏa thuận với Hải, tôi luôn khẳng định là nợ tôi vay tôi sẽ trả, xin đừng lấy đất của thằng Oai nhưng Hải không đồng ý mà buộc phải trả một lần đủ số tiền gốc và lãi mới chịu rút đơn”, ông Hạnh nói.
Theo lời ông Hạnh, trong những đợt hòa giải tại tòa, Hải đã thừa nhận mình không giao tiền cho Oai nhưng không chịu rút đơn với lý do người ký hợp đồng vay tiền là vợ chồng Oai nên… “tóm họ là an toàn”.
Không có hấu hiệu hình sự?
Được biết, không chỉ riêng ông trường hợp của ông Oai mà thời gian gần đây, tình trạng tín dụng đen đang là “vấn đề nóng” của tỉnh Cà Mau.
Công văn của Văn phòng Chính phủ chuyển đơn thể hiện sự bức xúc của người dân về cách trả lời báo chí của Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau.
Cách đây không lâu, có rất nhiều “con nợ” của tín dụng đen đã tập chung căn băng rôn diễu hành đến các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau và một số huyện của tỉnh này, đề nghị khởi tố một “trùm” tính dụng đen ở huyện Cái Nước và báo chí cũng đã tốn nhiều giấy mực về vấn đề này.
Sau khi báo chí phản ánh, Thủ tướng Chính Phủ cũng đã chỉ đạo Cà Mau xử lý nghiêm tình trạng tính dụng đen trên địa bàn.
Trong báo cáo gửi UBND tỉnh Cà Mau của huyện Thới Bình thể hiện có nhiều trường hợp chủ tài sản không ký tên nhưng hợp đồng vẫn được thực hiện “trót lọt”.
Tuy nhiên, khi trả lời báo chí trước đó, Đại tá Phạm Thành Sỹ (Giám đốc công an tỉnh Cà Mau) cho rằng, việc cho vay mà báo chí gọi là “tín dụng đen” không có dấu hiệu hình sự, dẫn đến gây bức xúc. Theo đó, người dân đã có đơn gửi trực tiếp Thủ tướng Chính Phủ thể hiện sự không đồng tình về cách trả lời báo chí của người đứng đầu Công an tỉnh Cà Mau.
Người dân cho rằng, trong hợp đồng “giả cách” (một loại hợp đồng thế chấp tài sản theo kiểu sang nhượng tài sản mà giới tình dụng đen thực hiện để đề phòng khi con nợ không trả tiền đúng hẹn sẽ sang tên tài sản đó về tên mình – PV) chủ tài sản không trực tiếp ký cũng như không trực tiếp nhận tiền mà là do người khác ký thay, nhận thay mà vẫn được công chứng “trót lọt” thì không phải dấu hiệu lừa đảo (hình sự), vậy gọi là dấu hiệu gì…?
Dư luận đang chờ câu trả lời thỏa đáng từ cơ quan chức năng. Người Đưa tin sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này
Nguyễn Linh