Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN LUẬT CÔNG CHỨNG
29/04/2016
“Không phân biệt công chứng tư hay công chứng nhà nước, tất cả phải cạnh tranh lành mạnh để phát triển. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, cung cách phục vụ, uy tín, trách nhiệm. Những biến tướng vi phạm phải được kiểm soát chặt, phát hiện và xử lý nghiêm” – Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính khẳng định như trên tại Hội nghị Tổng kết năm năm thi hành Luật Công chứng trên địa bàn TP.HCM, ngày 6-10.
TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN LUẬT CÔNG CHỨNG |
Xử nghiêm công chứng cạnh tranh không lành mạnh
|
Có nơi cạnh tranh bằng cách chia hoa hồng cho cán bộ ngân hàng để lôi kéo khách.
“Không phân biệt công chứng tư hay công chứng nhà nước, tất cả phải cạnh tranh lành mạnh để phát triển. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, cung cách phục vụ, uy tín, trách nhiệm. Những biến tướng vi phạm phải được kiểm soát chặt, phát hiện và xử lý nghiêm” – Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính khẳng định như trên tại Hội nghị Tổng kết năm năm thi hành Luật Công chứng trên địa bàn TP.HCM, ngày 6-10. Miếng bánh bị chia nhỏ Sau năm năm thi hành Luật Công chứng, TP.HCM có 29 tổ chức hành nghề công chứng (gồm các phòng công chứng (Nhà nước) – PCC và văn phòng công chứng (tư nhân) – VPCC) với 124 công chứng viên (CCV), thực hiện công chứng hàng triệu hợp đồng, giao dịch, thu phí gần hơn 1.000 tỉ đồng. Qua thanh tra 10 tổ chức hành nghề công chứng đã xử phạt 25 trường hợp, phạt trên 110 triệu đồng, tước thẻ CCV hai trường hợp và đề nghị Bộ Tư pháp tạm ngưng cấp thẻ CCV bốn trường hợp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phạm vi, khối lượng giao dịch qua công chứng năm năm gần đây ít thay đổi, dự kiến trong 3-5 năm nữa có thể sẽ giảm bớt khi một số hợp đồng, giao dịch pháp luật không bắt buộc phải công chứng (hợp đồng thuê, mượn, vay tài sản…). Trong khi đó, thị phần công chứng được ví như “miếng bánh” ngày càng được chia nhỏ tương ứng theo số lượng gia tăng tổ chức hành nghề công chứng. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính trao bằng khen của UBND TP.HCM cho các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động công chứng. Ảnh: TN Theo quy hoạch thì đến năm 2020, TP sẽ có đến 110 tổ chức hành nghề công chứng. Trong điều kiện đó, muốn tồn tại tổ chức hành nghề công chứng phải đối mặt với cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh những cạnh tranh lành mạnh về thái độ, lề lối làm việc, cung cách phục vụ, thời gian giải quyết, chất lượng dịch vụ… đã xuất hiện những biến tướng, cạnh tranh bằng mọi giá, thậm chí công chứng dễ dãi bất chấp hậu quả rủi ro pháp lý. Cạnh tranh bất chấp rủi ro Bà Huỳnh Thị Ngọc Yến, Trưởng PCC số 6, cho biết một số VPCC cạnh tranh không lành mạnh bằng cách chia hoa hồng cho cán bộ ngân hàng, tổ chức hoặc những khách hàng thường xuyên để thu hút hồ sơ giao dịch đến ký công chứng. Một số trường hợp khách hàng hoàn toàn có thể đến trụ sở công chứng để ký hợp đồng giao dịch nhưng vẫn yêu cầu công chứng đến nhà. Thậm chí, có CCV còn tư vấn cho khách ghi lý do không đúng sự thật để được xếp vào diện có lý do chính đáng hoặc trên văn bản công chứng “lờ” đi, không thể hiện việc đã thực hiện công chứng ngoài trụ sở. Có CCV còn ký công chứng cả ngày nghỉ, ngày lễ. Với hàng trăm ngàn giao dịch được ký công chứng hằng năm, việc kiểm tra, thanh tra phát hiện những vi phạm này rất khó, trừ khi có sự tố giác của đương sự. Ông Nguyễn Trí Hòa, Trưởng PCC số 4, kể thêm chuyện một đại diện ngân hàng đã đến gặp đưa ra điều kiện phải chia hoa hồng trên các hợp đồng giao dịch, nếu không ngân hàng này sẽ hợp tác với VPCC khác. Sau khi được báo cáo sự việc, lãnh đạo Sở Tư pháp TP đã từ chối với quan điểm “hoa hồng với tiền hối lộ cũng không khác mấy” nên PCC đành chấp nhận mất khách hàng lớn này. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Lê Minh Trí, cải cách hành chính trong lĩnh vực công chứng để thuận tiện cho dân là cần thiết nhưng phải cẩn trọng, không thể để tình trạng cạnh tranh không lành mạnh diễn ra, nếu công chứng dễ dãi thì những kẻ gian sẽ nhanh chóng tìm đến lợi dụng sơ hở để lừa đảo. “Công chứng còn phải là người gác cửa pháp lý cho người dân trong giao dịch dân sự. Đừng lo chuyện các VPCC mở ra quá nhiều, chia sẻ thị phần, cạnh tranh không lành mạnh. Quan trọng là phải hình thành những quy định pháp luật rõ ràng để không lách được, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ để hạn chế rủi ro nghề nghiệp. Ngay cả chuyện kiểm tra thì phải đột xuất, đánh giá thực chất để xử lý nghiêm sai phạm” – ông Trí nói. BÌNH MINH Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM |