19/04/2022 | 1621 |
0 Đánh giá

Thủ tục công chứng sơ yếu lý lịch đang là một trong những thủ tục gần như là thường xuyên mỗi khi chúng ta chuẩn bị hồ sơ xin việc làm. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc khi chuẩn bị hồ sơ công chứng sơ yếu lý lịch. Phòng Công chứng Dĩ An sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!

Sơ yếu lý lịch là gì?

Sơ yếu lý lịch hay sơ yếu lý lịch tự thuật là tờ khai tổng quan những thông tin liên quan đến người làm sơ yếu, bao gồm thông tin cá nhân và thông tin nhân thân, thường được sử dụng để hoàn thiện hồ sơ xin việc làm hoặc làm các thủ tục hành chính có liên quan.

Nội dung của sơ yếu lý lịch

  • Ảnh 4×6.
  • Thông tin cá nhân: Họ tên, giới tính, năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, số Căn cước công dân, dân tộc, trình độ văn hóa, ngày vào Đoàn – Đảng…
  • Quan hệ gia đình: Họ tên, ngày/tháng/năm sinh, chỗ ở của bố, mẹ, vợ/chồng, anh/chị/em ruột.
  • Quá trình học tập – Làm việc của người làm đơn.
  • Khen thưởng – kỹ luật.
  • Lời cam đoan.
  • Chữ ký và xác nhận đóng dấu của địa phương.

► Xem thêm: Bãi bỏ 24 thủ tục hành chính lĩnh vực công chứng

Cách viết sơ yếu lý lịch để công chứng

  • Họ và tên: Viết đúng như trong giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân; viết bằng chữ in hoa.

  • Giới tính: Là nam thì gạch nữ, là nữ thì gạch nam.

  • Sinh năm: Viết ngày/tháng/năm sinh đã ghi trong giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân.

  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: Là địa chỉ được ghi trong sổ hộ khẩu.

  • Nơi ở hiện tại: Là nơi đăng ký tạm trú (ghi rõ số nhà, ngõ ngách, đường, phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

  • Chứng minh nhân dân số, cấp tại, ngày cấp: Ghi theo đúng như thông tin trên giấy chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân được cơ quan Công an cấp và có giá trị hiện hành.

  • Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: ghi rõ họ tên, địa chỉ và số điện thoại của người cần báo tin.

  • Bính danh: Viết các bí danh đã từng có (không có thì ghi không).

  • Nguyên quán: Là nơi sinh sống của ông, bà nội, cha đẻ, trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quan của người mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ.

  • Dân tộc: viết theo thông tin trên căn cước công dân (nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài).

  • Tôn giáo: Ghi rõ tôn giáo mình đang theo (ghi cả chức sắc trong tôn giáo nếu có), không có tôn giáo thì ghi không.

  • Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo,…

  • Thành phần bản thân hiện nay: Công nhân, nông dân, công chức, viên chức, nhân viên, thợ thủ công, bộ đội, nhà văn,….

  • Trình độ văn hóa: 12/12 chính quy hoặc 12/12 bổ túc văn hóa.

  • Trình độ ngoại ngữ: có văn bằng, chứng chỉ gì thì điền đúng văn bằng chứng chỉ đó.

  • Quá trình hoạt động của bản thân: Tóm tắt quá khứ từ thời niên thiếu cho đến ngày tham gia hoạt động xã hội, đi học ở đâu, đi làm ở đâu, giữ chức vụ gì.

  • Khen thưởng: Viết đầy đủ ngày/tháng/năm và hình thức được khen thưởng.

  • Kỷ luật: Viết đúng ngày/tháng/năm, lý do sai phạm và hình thức kỷ luật.

Công chứng sơ yếu lý lịch ở đâu?

Căn cứ quy định tại Điều 15, Thông tư số 01/2020/TT-BTP, Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3, Nghị định số 23/2015/ND-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân, cụ thể:

  • Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng thực theo mẫu.

  • Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.

  • Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.

Những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận sơ yếu lý lịch 

  • UBND phường, xã (không bắt buộc phải là nơi có hộ khẩu thường trú).

  • Phòng công chứng/Văn phòng công chứng.

  • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (đối với người đang ở nước ngoài).

►Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch

Công chứng sơ yếu lý lịch có cần hộ khẩu không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 23/2015/ND-CP, người yêu cầu công chứng sơ yếu lý lịch phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

  • Sơ yếu lý lịch.

Thời hạn giải quyết

Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Trường hợp trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo thì phải có phiếu hẹn ghi rõ giờ, ngày trả kết quả.

Do đó, công chứng sơ yếu lý lịch có cần hộ khẩu không? Thì câu trả lời của chúng tôi là không cần. Bạn chỉ cần chuẩn bị căn cước công dân hoặc hộ chiếu và sơ yếu lý lịch cần công chứng là được nhé!

Ghé ngay phòng Công chứng Dĩ An để được tư vấn hỗ trợ rõ ràng hơn bạn nhé!


(*) Xem thêm:

Bình luận